Thế năng hấp dẫn Tương_tác_hấp_dẫn

Như mọi trường véctơ có dạng tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách (ví dụ cường độ điện trường), trường véctơ lực hấp dẫn là một trường véctơ bảo toàn. Điều này nghĩa là mọi tích phân đường của véctơ lực hấp dẫn F từ vị trí r0 đến r:

∫ r 0 r F ⋅ d r ′ {\displaystyle \int _{\mathbf {r} _{0}}^{\mathbf {r} }\mathbf {F} \cdot d\mathbf {r} '}

đều có giá trị không phụ thuộc vào đường đi cụ thể từ r0 đến r.

Như vậy tại mỗi điểm r đều có thể đặt giá trị gọi là thế năng hấp dẫn:

ϕ ( r ) = ϕ ( r 0 ) + ∫ r 0 r F ⋅ d r ′ {\displaystyle \phi (\mathbf {r} )=\phi (\mathbf {r} _{0})+\int _{\mathbf {r} _{0}}^{\mathbf {r} }\mathbf {F} \cdot d\mathbf {r} '}

với φ(r0) là giá trị thế năng quy ước ở mốc r0.

Lực nhân quãng đườngcông cơ học, tức năng lượng, do đó thế năng hấp dẫn, hay thế năng nói chung, là một dạng năng lượng.

Các điểm trong trường hấp dẫn có cùng một giá trị thế năng tạo thành một mặt gọi là mặt đẳng thế. Một chất điểm nếu dịch chuyển trên một mặt đẳng thế thì không sinh công bởi vì thế năng điểm đầu và thế năng điểm cuối là như nhau. Như vậy, lực tác dụng phải có phương vuông góc với phương dịch chuyển.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tương_tác_hấp_dẫn http://einstein.stanford.edu/ http://physics.nist.gov/Pubs/SP330/sp330.pdf http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/Tu-sach/2005/03/3... http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/Tu-sach/2005/03/3... http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/Tu-sach/2005/03/3... http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/Tu-sach/2005/03/3... http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/Tu-sach/2005/03/3... http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/Tu-sach/2005/03/3... http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/Tu-sach/2005/04/3... http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/Tu-sach/2005/04/3...